Đa số các BĐS sẽ tăng giá ; tuy nhiên cũng có một số loại BĐS đã tăng ảo thì vẫn sẽ tiếp tục giảm giá: còn lâu mới thấy đáy.
Sắp tới BĐS sẽ có 03 đợt tăng giá trong chu kỳ mới này:
- Tăng giá khi Lãi ngân hàng thấp: Nhà đầu tư sẽ mua BĐS thay vì gửi tiết kiệm. (Năm 2024)
- Tăng giá khi Luật Đất Đai có hiệu lực: Đền bù đất theo giá thị trường và người không có quốc tịch VN được đứng tên BĐS như người Việt trong nước. (Năm 2025)
- Tăng giá PHI MÃ khi tiền mua BĐS chủ yếu là Tiền Vay Ngân Hàng thì BĐS sẽ có sóng thần. (Giai đoạn gần cuối của chu kỳ 2028-2030)
Đa số các BĐS sẽ tăng giá tuy nhiên cũng có một số loại BĐS đã tăng ảo thì vẫn sẽ tiếp tục giảm giá: rất lâu mới thấy đáy
Bây giờ BĐS vẫn đang ở chân sóng, chưa tăng giá nhiều: vì nguồn tiền mua nhà đất chủ yếu là 'tiền tiết kiệm'. Khi nào tín dụng BĐS tăng: tức là tiền mua bds chủ yếu Tiền Vay Ngân Hàng thì khi đó bds mới có sóng thần
Bây giờ nên Mua vào BĐS để khi nào BĐS gần đạt đỉnh thì Bán Ra.
Tuy nhiên quyền quyết định lại ở Nhà Nước: Nếu muốn giảm giá BĐS thì NN đã không sửa luật đất đai : cho phép Người không có quốc tịch VN được mua BĐS và có đầy đủ quyền lợi về đất đai như người quốc tịch VN. Bởi vì BĐS là công cụ hấp thụ lạm phát: Đất mà không tăng thì dân sẽ mua Vàng mua USD kinh tế VN sẽ chảy máu. Đất càng tăng giá thì VN càng phát triển.
ĐỌC TIẾP »
Hãy cùng Ngọc phản biện lại bài báo bên dưới với một góc nhìn hoàn toàn khác.
Đọc báo để tham khảo thì được còn để quyết định đầu tư thì khoan đã…
Hãy cùng Ngọc phản biện lại bài báo bên dưới với một góc nhìn hoàn toàn khác
Bài báo có đề cập tới 1 ý : Mỗi năm, dân số thành phố này tăng trung bình tới 160.000 người. Dự kiến đến 20230 mỗi năm cũng tăng lên khoảng đó, thì dân số HN chạm ngưỡng 10tr dân
Nhận định này cũng ảnh hưởng tới việc ra quyết định của việc đầu tư Hà Nội, ven Hà Nội thời gian sắp tới
Đầu tư ven đô, dân số tăng đều thì kiểu gì cũng sẽ phát triển lan ra vùng ven, ví dụ như Hà Đông 10 năm trước, một số vùng vẫn còn sỏi đá, vắng dân giờ thì muốn mua cũng khó thì phải chăng những khu vực gần đó như Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ 5-10 năm nữa cũng vậy
Tầm nhìn từ giờ tới năm 2030 các tỉnh đang phát triển kể cả ở miền trung cũng là thời điểm công nghiệp mới quy hoạch đã đi vào hoạt động, lao động sẽ có xu hướng làm việc, sinh sống trên chính quê hương mình
Mỗi năm trung bình có 160 nghìn người di dân cơ học về Hà Nội, trong đó thì hơn nửa là lao động phổ thông, thì tốc độ di dân lan ra vùng ven đô cách xa trung tâm 40-50km phải giảm đi
Khi đó các tỉnh đông dân, thành phố, thị xã, vùng huyện những khu vực trung tâm của tỉnh sẽ là nơi phát triển nhanh và cực kì mạnh mẽ nếu nhà đầu tư muốn mua được đơn giá rẻ thời điểm này và kì vọng tăng trưởng nhân được nhiều lần. Ai nhìn ra được sẽ nắm bắt trước
ĐỌC TIẾP »
BDS một số nơi đang ấm lên, lượng giao dịch tăng lên đáng kể, đặc biệt là Hà Nội. Từ nội đô đến ven đô như Hoài Đức, Đan Phượng, Sóc Sơn, Đông Anh
Tăng hơn chục giá so với tết âm lịch
Nhiều người nghĩ rằng do môi giới sóng sánh thị trường thôi, toàn thông tin ảo nhằm đẩy ra để kiếm lời, nhiều người đầu tư mà có ra được đâu…
Một thị trường để sôi động, giao dịch tốt đúng là cũng cần sự cộng hưởng của môi giới
Nếu đứng ở một góc nhìn khách quan, khi quan sát thị trường, mình cảm nhận bds Hà Nội, ven đô tăng trưởng là thật với nhiều lí do khách quan từ vĩ mô, có nơi tăng 35-40% trong 6-8 tháng qua
Bởi một vài nguyên do
- Lãi suất: Mọi người gửi lãi suất cao trước đó khoảng 9-10%, nay hết thời gian và lãi suất hiện tại chỉ còn là 4-5%, nên sẽ tìm các cơ hội khác đầu tư hiệu quả hơn
- Hạ tầng: Vành đai 4 Hà Nội đang được triển khai rất nhanh, những khu vực này gần như không giảm nhiều kể cả ở thời điểm BĐS khó khăn nhất
- Văn hoá: Đây là một điểm khá đặc biệt. Phần lớn người Hà Nội thường rất cẩn thận trong việc quản lý vốn. Những khoản chi tiêu lớn chủ yếu là nhà cửa, vàng, hay xe.. Và chính bởi vì yếu tố văn hoá đó nên họ luôn có tiền tiết kiệm kể cả khi kinh tế khó khăn, có tiền thịt và sẵn sàng xuống tiền mua nhà, mua đất khi cảm thấy phù hợp.
Giờ thị trường đang trong giai đoạn đầu phục hồi, ở chân sóng
Với Ngọc thì thời điểm mua BĐS đẹp nhất, giá hợp lí nhất, dễ đàm phán nhất đã qua
Nhiều nơi giá đã thiết lập mặt bằng giá mới, khó mua hơn, thậm chí có nơi “ngáo giá”, vì thế lựa chọn lúc này cũng cần phải cẩn trọng kỹ lưỡng hơn. Một số nơi ở Hà Nội mình quan sát rằng giá sẽ chững lại trong nhiều năm tới bởi đã tăng giá ảo
BDS nội đô lan ra ven đô, rồi tiếp theo sẽ ấm lên ở các tỉnh, vùng trọng tâm nhiều nội lực phát triển. Ngoài bds ven đô, nội đô, kênh bds tỉnh dưới 1 t.ỷ, đơn giá dưới 10.tr/m2 vẫn là miếng bánh tiềm năng ở thời điểm này
ĐỌC TIẾP »
Mảnh đất đầu tư là niềm hi vọng, tương lai của nhiều gia đình
Thế nhưng gần đây những phiên đấu giá đất lại liên tục biến thành “sân chơi” của những chiêu trò đấu giá cao rồi bỏ cọc đẩy giá đất vì mục đích cá nhân
Đằng sau những con số 'trúng giá kỷ lục' là nỗi bất an của nhà đầu tư thực sự, giá đất ngày càng neo cao, tương lai có một ngôi nhà Hà Nội, một căn chung cư, một mảnh đất ngày càng xa vời
Điều gì đang diễn ra? Những kẽ hở nào dẫn tới những hệ lụy nhức nhối này
Chúng ta cần nhìn nhận thẳng vào thực tế, bóc tách từng bất cập để tìm ra lối thoát, trả lại sự công bằng cho thị trường và nhà đầu tư thực sự có nhu cầu
-------------------------------
1. Thực tế thổi giá và bỏ cọc
Gần, tình trạng bỏ cọc đấu giá lên cao để đấy giá đất ở các khu vực ven Hà Nội như Sóc Sơn, Thanh Oai và Hoài Đức khiến nhà đầu tư rất bức xúc, hoang mang
Tại Sóc Sơn, những lô đất được đẩy giá lên đến 30 tỷ đồng/m2 nhưng sau đó lại bị bỏ cọc, khiến các cuộc đấu giá thất bại
Ở Thanh Oai, giá đất trúng đấu giá lên tới 80-90 triệu đồng/m², cao gấp nhiều lần giá thực tế, nhà đầu tư muốn mua ở đây phải mua với mức giá trên trời, không thấy ngày về bờ
Hoài Đức cũng không ngoại lệ, khi những lô đất được thổi giá lên đến 180 triệu đồng/m², và sau đó không ai chịu nộp tiền
Mục đích là để đẩy giá đất xung quanh khu vực đất giá, những đội chuyên đi đấu giá nhân cơ hội giá tăng bán ra đất đã gom từ trước, hoặc bán những mảnh đất “ế” chuộc lợi cá nhân
------------------------
2. Vậy thì kẽ hở nào gây ra việc đẩy giá, lũng đoạn thị trường?
a) Mức đặt cọc thấp:
Cách thức: người tham gia chỉ phải đặt cọc một khoản tiền nhỏ từ 5-20% giá khởi điểm của bất động sản
Hậu quả: Khoảng này không đủ để ràng buộc họ, và nếu mất cũng không bị thiệt hại nhiều về tài chính.
=> Các nhà đầu cơ có thể dễ dàng tham gia, 'thổi giá' lên cao, rồi bỏ cọc nếu không có lợi nhuận
b) Không có biện pháp răn đe mạnh với việc bỏ cọc
Việc chỉ mất số tiền đặt cọc mà không có hình phạt nặng, đủ răn đe khiến người tham gia dễ dàng bỏ cọc
Hậu quả: điều này tạo ra một kẽ hở lớn, nơi các nhà đầu cơ và đội đầu cơ có thể lợi dụng để thao túng giá đất, làm cho các phiên đấu giá trở thành 'sân chơi' không công bằng
ĐỌC TIẾP »
Nhìn lại năm một năm trở lại đây, chung cư làm mưa làm gió ở Hà Nội, các khu xây mới đều rơi vào 60-70tr/m2
Những căn chung cư cuối 2023 4-5 tỷ ở các quận Thanh Xuân, Mỹ Đình… chưa phải vùng lõi quá trung tâm, nhưng sang 2024 thì nhảy vọt lên 4,5 - hơn 6 tỷ mới mua được
Chúng ta cùng đi tìm lí do đằng sau sự biến động đầy bí ẩn này để dự đoán xu hướng chung cư sắp tới, có quyết định đầu tư hay mua nhà đúng đắn
Sở dĩ chung cư tăng nóng do cuối năm 2022-2023 thanh lọc các dự án yếu kém, chính sách phê duyệt dự án thông qua để xây mới chung cư ngặt nghèo hơn, nên nguồn cung chung cư cực kì hạn chế
Hà Nội mỗi năm cần khoảng 100-170 nghìn căn hộ mới, năm nay chỉ đáp ứng được 30 nghìn căn được mở bán mới
Còn nữa, yếu tố này rất thú vị…
Nhà đầu tư vừa trải qua một chu kì đầy biến động, thị trường bds đi ngang và giảm sâu bắt đầu từ giữa 2022, đã mất đi ít nhiều niềm tin vào thị trường, kinh tế khó khăn, dòng tiền kiếm ra hạn chế hơn trước
Nên sẽ hướng đến một kênh an toàn hơn, có dòng tiền ngay là căn hộ cho thuê, thay vì đất nền như trước
Lại càng tạo ra nhu cầu cao cho kênh đầu tư chung cư, thúc đẩy giá chung tư tăng nóng
Vậy thì giá chung cư sắp tới liệu còn tăng tiếp hay giảm nhiệt?
Theo quan sát cá nhân Ngọc, thì thị trường chung cư đang đi ngang và sẽ có dấu hiệu hạ nhiệt nhẹ
Vì sang năm các dự án chung cư mới, nhà ở xã hội mới sẽ bung ra mở bán ồ ạt
Hơn 200 dự án chung cư ở Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì… với hơn 300 nghìn căn chung cư
Cuối năm 2025, quỹ nhà ở xã hội bắt đầu có tầm 4 nghìn căn trải dài các quận và các năm tới thì vẫn duy trì lượng cung đều hơn 300 nghìn căn/ năm nên chung cư sẽ dần hạ nhiệt
Nhà đầu tư có dấu hiệu quay xe, chốt lời để xoay vòng vốn sang loại hình đầu tư khác
Cá nhân Ngọc đánh giá, trong chu kì bất động sản sắp tới, các loại hình bất động sản sẽ luân phiên nhau lên ngôi
Giai đoạn 2023-2024 là đỉnh cao của chung cư
2025-2027 sẽ là đất nền ven đô, đất nền tỉnh giá rẻ
ĐỌC TIẾP »
Đang ở nội đô đông đúc, tiện ích đủ cả, về ven đô vừa xa, giao thông chưa phát triển, như về quê vậy, nhiều vùng còn nghèo
Với góc nhìn của đại đa số thì đầu tư bds ở xa là một rào cản lớn, ngại đi, ngại quản lí. Bên cạnh đó thì thời gian vừa qua, bds ven đô là mảnh đất màu mỡ mà rất nhiều nhà đầu tư đã thắng lớn trong 1-2 năm đầu tư
Mình chia sẻ câu chuyện khi mình đi nhiều, nghe và quan sát từ khách hàng
Chị mình đầu tư 1 mảnh ở Ứng Hoà, mặt đường rộng 15m, xung quanh chưa có dân ở mấy, mua loanh quanh gần 2 tỏi, giờ có người trả 2,8 tỏi lãi 55%/năm
Một anh khách của Ngọc ở Hà Đông, mua Hoà Lạc 3-4 năm trước hơn 700tr vừa bán 2,3 tỏi đâu đó x3 rồi đó
Một mảnh khác của cô khách hàng Đan Phượng mua bên Phúc Thọ, mạn giáp với Đan Phượng, mua 605tr cuối 2023, vừa bán vì gần vốn 700tr, qua tay 2 chủ mới giờ là 1,050 tỏi rồi
Cực kì nhiều câu chuyện bds ven đô tăng giá, để lại bao tiếc nuối cho nhà đầu tư đã chậm nhịp bỏ lỡ
Có lẽ bài học rút ra cho tất cả mọi người là: Ở Đâu Có Cơ HộI, Ở Đó Có Ta
Ngọc hi vọng những câu chuyện như thế này sẽ giúp mọi người có thêm góc nhìn mới về thị trường có khoảng cách xa về địa lí
Bds thì có tính chu kì, và phát triển theo vết dầu loang
Nội đô => Ven đô rồi sẽ về các tỉnh số vốn nhỏ, vừa phải vì không còn nhiều lựa chọn nữa
Và tất nhiên, dòng người đến đâu, bds tăng theo đó, quy luật cung - cầu
Chúc mọi người đầu tư thắng lợi!
ĐỌC TIẾP »
Tưởng chừng giấc mơ sở hữu một căn hộ chung cư không còn là điều xa vời khi nguồn cung đang dần tăng cao
Nhưng điều bất ngờ là, dù nguồn cung căn hộ không còn khan hiếm, giá chung cư lại không ngừng tăng cao, đẩy không ít gia đình vào tình thế tiến thoái lưỡng nan
Vậy tại sao khi số lượng căn hộ dồi dào, giá vẫn "leo thang"? Những yếu tố ẩn sau cơn sóng giá này sẽ khiến bạn phải suy ngẫm, cùng Ngọc phân tích để tìm ra câu trả lời
1. Nguyên nhân của việc tăng giá nhà bất chấp nguồn cung tăng
Nguồn cung thiếu đa dạng: Nguồn cung căn hộ chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp, khiến giá chung cư cao
Ví dụ, ở Hà Nội, các dự án như Vinhomes Green Bay, Vinhomes Smart City có số lượng lớn căn hộ cao cấp, trong khi phân khúc giá rẻ và nhà ở xã hội thiếu hụt rõ rệt.
Chi phí xây dựng tăng: Chi phí vật liệu xây dựng và nhân công gia tăng khiến giá thành xây dựng đẩy lên, dẫn đến giá bán căn hộ cao
Ví dụ, giá thép, xi măng đã tăng mạnh trong 2 năm qua, ảnh hưởng trực tiếp đến giá chung cư.
Đầu cơ giá: Nhiều chủ đầu tư nâng giá bán để kiếm lời nhanh chóng
Một ví dụ điển hình là dự án Sunshine City (Hà Nội), các chủ đầu tư đã nâng giá căn hộ trong các đợt mở bán tiếp theo, thậm chí có căn hộ chênh lệch giá lên đến 500 triệu đồng sau một thời gian ngắn.
Ảnh hưởng chính sách: Các điều chỉnh trong Luật Đất đai và quy hoạch đô thị cũng làm thay đổi giá đất và giá nhà
Ví dụ, việc điều chỉnh giá đất ở các khu vực như quận 9 TP.HCM đã đẩy giá chung cư xung quanh khu vực này lên đáng kể.
Tâm lý thị trường: Người mua lo ngại nguồn cung hạn chế, khiến giá nhà tăng
Khi thấy giá nhà có xu hướng leo thang, người dân có xu hướng đổ xô mua để tránh tình trạng giá neo cao, đợi thêm không thể mua nổi nhà hoặc thêm gánh nặng tài chính vì phải vay nhiều hơn
Cung cấp đất bị hạn chế: Việc quỹ đất ở các thành phố lớn ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu phát triển đô thị tăng cao, đã làm giảm nguồn cung chung cư
Ở Hà Nội, các khu đất vàng gần trung tâm như khu vực Ba Đình, Hoàn Kiếm đã không còn nhiều để phát triển dự án mới
Đầu tư cơ sở hạ tầng không đủ: Dù các dự án chung cư mọc lên nhanh chóng, nhưng thiếu các tiện ích hạ tầng đầy đủ, khiến giá nhà bị đẩy cao
Ví dụ, các khu vực như Khu đô thị Ecopark (Hưng Yên) dù rất đẹp nhưng giá vẫn cao vì chưa đủ tiện ích giao thông và trường học.
Thị trường đất nền nóng: Giá đất nền tại các khu vực như Gia Lâm, Đông Anh, Hà Nội tăng mạnh đã kéo theo giá chung cư tăng trong khu vực lân cận
Khó khăn trong thủ tục pháp lý: Các dự án như Khu đô thị Mễ Trì Hạ mất nhiều năm để hoàn thiện thủ tục pháp lý, khiến giá căn hộ ở đây đẩy lên cao
Cạnh tranh giữa các chủ đầu tư: Để thu hút khách hàng và đạt lợi nhuận cao, một số chủ đầu tư nâng giá bán các căn hộ lên mức kỳ vọng
Ví dụ, các dự án cao cấp như Vinhomes Ocean Park đã được nâng giá bán chóng mặt trong các đợt mở bán để đáp ứng nhu cầu lớn từ người mua.
Giải pháp cho việc hạn chế tăng giá chung cư trong thời gian tới
Nguồn cung thiếu đa dạng
Giải pháp: Chính phủ và các chủ đầu tư cần khuyến khích phát triển các dự án chung cư giá rẻ và trung cấp, nhất là tại các khu vực ngoại thành. Có thể tạo ra các chính sách hỗ trợ tài chính cho các chủ đầu tư xây dựng những dự án này.
Giải pháp cho người mua: Nên tìm kiếm các dự án tại các khu vực đang phát triển, nơi đất đai còn rẻ và các dự án mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội. Các khu vực như Gia Lâm, Hoài Đức (Hà Nội) đang có nhiều tiềm năng.
2. Chi phí xây dựng tăng
Giải pháp: Các chủ đầu tư cần tận dụng công nghệ xây dựng tiên tiến để giảm thiểu chi phí, đồng thời đàm phán tốt hơn với các nhà cung cấp vật liệu để có giá vật liệu hợp lý.
Giải pháp cho người mua: Nên lựa chọn những dự án đang trong quá trình thi công để tránh phải mua với giá cao hơn khi dự án hoàn thiện.
3. Đầu cơ giá
Giải pháp: Chính phủ cần tăng cường giám sát và kiểm soát các hoạt động đầu cơ đất đai, như áp dụng thuế tài sản không sử dụng hoặc thuế đối với các giao dịch bất động sản không hợp lý.
Giải pháp cho người mua: Nên nghiên cứu kỹ về tình hình dự án trước khi mua. Tránh mua ở các khu vực có dấu hiệu đầu cơ, và tìm kiếm các dự án có giá trị thực tế, chẳng hạn như các dự án có vị trí thuận tiện và cơ sở hạ tầng đầy đủ.
4. Ảnh hưởng chính sách
Giải pháp: Chính phủ cần điều chỉnh chính sách đất đai một cách rõ ràng và minh bạch, giảm thiểu sự biến động trong giá đất và giúp các chủ đầu tư có thể lập kế hoạch dài hạn.
Giải pháp cho người mua: Theo dõi các thay đổi trong quy hoạch và chính sách đất đai để không bị bất ngờ khi giá đất tăng. Mua vào các khu vực có quy hoạch rõ ràng, như các khu vực đã được cấp phép xây dựng.
5. Tâm lý thị trường
Giải pháp: Các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch về nguồn cung, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về thị trường và giảm bớt tâm lý lo ngại thiếu hụt.
Giải pháp cho người mua: Người mua nên tập trung vào giá trị thực của dự án thay vì chạy theo xu hướng của thị trường. Đánh giá kỹ các yếu tố như vị trí, cơ sở hạ tầng và tiềm năng phát triển lâu dài.
6. Cung cấp đất bị hạn chế
Giải pháp: Chính phủ cần mở rộng quỹ đất, đặc biệt là các khu đất gần trung tâm và các khu vực ngoại thành, để phát triển các dự án chung cư hợp lý hơn về giá.
Giải pháp cho người mua: Nên tìm kiếm các dự án ở những khu vực đang được quy hoạch hoặc các khu đất có tiềm năng phát triển trong tương lai, như các khu vực ngoài trung tâm Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận.
7. Đầu tư cơ sở hạ tầng không đủ
Giải pháp: Đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, và các tiện ích công cộng để tạo ra môi trường sống thuận lợi cho cư dân, giúp tăng giá trị bất động sản.
Giải pháp cho người mua: Nên chọn các dự án gần các tuyến giao thông chính, đặc biệt là các dự án gần các tuyến metro hoặc cao tốc. Các khu vực như Tây Hồ Tây, Long Biên đang có sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng.
8. Thị trường đất nền nóng
Giải pháp: Chính phủ có thể kiểm soát tình trạng tăng giá đất nền thông qua các biện pháp điều chỉnh giá đất hợp lý và ngừng các hoạt động đầu cơ không lành mạnh.
Giải pháp cho người mua: Tránh đầu tư vào các dự án đang bị ảnh hưởng bởi đầu cơ đất nền. Tìm kiếm các dự án ở những khu vực có cơ sở hạ tầng phát triển ổn định và có giá trị bền vững.
9. Khó khăn trong thủ tục pháp lý
Giải pháp: Đơn giản hóa thủ tục cấp phép và giải quyết nhanh chóng các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án để giảm thời gian triển khai, từ đó giảm chi phí phát triển.
Giải pháp cho người mua: Nên lựa chọn các dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý đầy đủ, vì những dự án chưa hoàn thiện có thể gặp phải rủi ro về pháp lý, ảnh hưởng đến giá trị tài sản trong tương lai.
10. Cạnh tranh giữa các chủ đầu tư
Giải pháp: Các chủ đầu tư nên giảm giá bán hoặc đưa ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng để thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh và giảm giá bán chung cư.
Giải pháp cho người mua: Nên so sánh giá và các ưu đãi của nhiều dự án khác nhau, đặc biệt là các dự án có chính sách vay ưu đãi hoặc thanh toán linh hoạt.
Kết thúc hành trình tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng giá chung cư ngày càng tăng, điều quan trọng nhất là bạn – người mua nhà – phải trang bị cho mình kiến thức vững vàng
Việc hiểu rõ thị trường, lựa chọn những dự án có tiềm năng phát triển ổn định và chuẩn bị tài chính hợp lý sẽ giúp bạn không chỉ tìm được ngôi nhà mơ ước mà còn đảm bảo một khoản đầu tư bền vững trong tương lai
Hãy là người mua thông minh, đừng để giá cả làm mờ mắt quyết định của bạn!
ĐỌC TIẾP »